Lịch sử Samzhubzê

Vào thế kỷ 19, Ban-thiền Lạt-ma đã có quyền thế tục tại Tu viện Tashilhunpo và ba khu vực nhỏ, nhưng không đến thị trấn Xigazê, lúc đó chịu sự quản lý của hai Dzongpön (thái thú) được cử đến từ Lhasa.[1] Trước khi xảy ra xung đột vũ trang giữa quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và chính quyền Tây Tạng, lãnh thổ Tây Tạng được chia thành 53 khu vực được gọi là Dzongs.[2]

Có hai Dzongpöns trực thuộc mỗi Dzong—một cho các Lạt ma (Tse-dung) và một cho thường dân. Chúng được giao cả hai nhiệm vụ dân sự và quân sự và bình đẳng trên mọi khía cạnh, mặc dù có địa vị thấp hơn các tướng và các trú tráp đại thần người Hán trong các công việc mang tính quan trọng về quân sự.[3] Tuy nhiên, chỉ có một hoặc hai trú tráp đại thần thay mặt cho hoàng đế Trung Hoa và thường trú tại Lhasa và chỉ huy một đơn vị quân đồn trú nhỏ, quyền lực của họ bắt đầu từ năm 1728, và dần dần giảm xuống chỉ đóng vai trò thị sát trước khi bị Đạt-lai Lạt-ma thứ 13 trục xuất vào năm.[2] Năm 1952, một thời gian ngắn sau khi chính phủ Trung Quốc cử binh lính đến khu vực, Samzhubzê có dân số ước chừng 12.000 người, và là đô thị lớn thứ hai Tây Tạng vào lúc đó.[4]